Jaguar I-Pace: Hào quang xanh trong nhịp đập mới

Danh gia Jaguar i-pace

Dưới sức nóng toả ra từ xưởng đúc nhôm ở Blackpool năm 1922, Sir William Lyons khi ấy đã mơ một giấc mơ lớn giữa ban ngày. Từ những ngày đầu với tên gọi Swallow Sidecar Company, cho đến khi trở thành biểu tượng của vẻ đẹp thanh lịch Anh Quốc làm say đắm thế giới, Jaguar luôn mang DNA kết hợp không tách rời giữa 2 chữ nghệ: nghệ thuật & kỹ thuật.

Dòng máu “báo gấm” chảy qua từng thời kỳ vàng son của nền công nghiệp ô tô, để lại vô vàn dấu ấn qua những kiệt tác như XK120 chiếc xe thương mại đạt tốc độ khó tin 193 km/h vào năm 1948, E-Type “chiếc xe đẹp nhất từng được chế tạo” theo lời Enzo Ferrari, và XJ220 siêu phẩm một thời với vận tốc 350 km/h từ nhịp đập hùng tráng của V6 tăng áp. Không thể bỏ qua F-Type mui trần – đứa con tinh thần của thế kỷ 21 với tiếng gầm vang của động cơ V8 5.0L siêu nạp hòa quyện gió trời Sài Gòn.

Rồi đến thời khắc biến chuyển, khi tiếng gầm rú của động cơ không còn là âm thanh duy nhất định nghĩa Jaguar. I-Pace xuất hiện – mẫu xe thuần điện đầu tiên mang biểu tượng “báo gầm”.

Jaguar i pace noi that 01
Jaguar i pace noi that 02

Ba kiệt tác định hình dòng máu quý tộc Jaguar Anh quốc

Trong bảo tàng ô tô thế giới, cái tên Jaguar là di sản của thanh lịch đặc trưng và hiệu suất ngoạn mục. Bên dưới là ba mẫu xe đại diện, ba viên cổ ngọc trong vương miện thương hiệu Anh Quốc.

Jaguar XK120 (1948-1954) – Như một tuyên ngôn về thời kỳ hậu chiến, XK120 xuất hiện tại Triển lãm Ô tô London 1948 và ngay lập tức khiến thế giới sững sờ. Con số “120” trong tên gọi là lời khẳng định về tốc độ tối đa đạt được – 120 dặm/giờ (193 km/h), khó tin với một chiếc xe thương mại thời bấy giờ. Động cơ 6 xy-lanh thẳng hàng 3.4L, hai cam đôi phía trên (DOHC) mang sức mạnh kinh khủng, qua đó định hình bản sắc âm thanh Jaguar trong nhiều thập kỷ sau.

Jaguar E-Type (1961-1975) – Khi Enzo Ferrari gọi một chiếc xe là “chiếc xe đẹp nhất từng được chế tạo”, bạn biết đó không chỉ là lời khen thông thường. E-Type kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ thuật, với đường mui trải dài như con báo đang vươn mình. Dưới vẻ đẹp đó là một chiếc xe có khả năng đạt tốc độ 240 km/h, hệ thống treo độc lập và phanh đĩa bốn bánh – những công nghệ cách mạng vào năm 1961.

Jaguar XJ220 (1992-1994) – Ra đời trong thời kỳ hoàng kim của siêu xe thập niên 90, XJ220 như mũi tên bạc lao qua không gian với tốc độ 350 km/h từ động cơ V6 tăng áp 3.5L công suất 542 mã lực. Thân xe làm từ nhôm và công nghệ khí động học tiên tiến, XJ220 từng là chiếc xe sản xuất hàng loạt nhanh nhất thế giới. 

Cuộc đua điện khí hóa và sự ra đời của I-Pace thuần điện

Sau nhiều thập kỷ định hình bản sắc qua tiếng gầm của động cơ đốt trong bên cạnh kiểu dáng say đắm lòng người, Jaguar đứng trước thử thách lớn: làm thế nào chuyển mình trong kỷ nguyên điện khí hóa mà vẫn giữ nguyên linh hồn thương hiệu?

Câu trả lời hình thành từ năm 2016, khi Jaguar Land Rover công bố chiến lược “Destination Zero” – tầm nhìn hướng tới tương lai không khí thải, không tai nạn và không tắc nghẽn. Những dòng bản vẽ đầu tiên của I-Pace được phác thảo dưới bàn tay tài hoa của Ian Callum – giám đốc thiết kế tạo nên tuyệt tác hiệu suất F-Type.

Thay vì đơn giản cải tiến một mẫu xe bất kỳ hiện có, Jaguar dũng cảm khởi đầu từ trang giấy trắng. I-Pace là sản phẩm của tư duy “thiết kế từ trong ra ngoài”. Trước khi chính thức ra mắt I-Pace thương mại, phiên bản xe đua điện I-Pace eTrophy đã được mang ra thử lửa trên nhiều trường đua để ghi nhận thông số và tinh chỉnh vận hành. Hay nói cách khác, “đua để đổi mới”.

200 nguyên mẫu được sản xuất
500 kỹ sư tham gia quá trình phát triển
2 triệu 400.000 km quãng đường thử nghiệm
Trước khi ra mắt Jaguar I-Pace thuần điện

  • Kiểu dáng SUV thân dài, cấu hình 5 chỗ
  • Kích thước 4.682 x 2.011 x 1.566 mm
  • Hai động cơ điện, tổng công suất 400 mã
  • Pin 90kWh, quãng đường di chuyển 470km
  • Dẫn động bốn bánh, 696 Nm mô-men xoắn
  • Hệ thống treo khí nén tự nâng hạ chiều cao

Tom Watson (UK): Một thương hiệu có di sản như Jaguar chắc hẳn không bao giờ làm điều gì dưới tiêu chuẩn thông thường, I-Pace mẫu xe điện đầu tiên của “báo gấm” cũng không ngoại lệ. Xét vẻ bóng bẩy bên ngoài và chất lượng hoàn thiện nội thất, I-Pace khiến Tesla phải xấu hổ khi so sánh.

Về cảm giác lái (đặc biệt khi vào cua ở tốc độ cao) hầu hết các xe điện đều cho cảm giác không đã lắm, nhưng cầm lái I-Pace đã lắm. Hệ thống treo khí nén vừa cưng vừa cứng, cảm nhận được độ tưng khi lái xe trên đường sỏi đá. Nhưng khi lên cao tốc, I-Pace ngay lập tức thể hiện giá trị hiệu suất và tốc độ di sản từ Jaguar. Nó chồm chồm, lướt lướt như con báo đang săn mồi. Nói gì nói, I-Pace là mẫu xe không thành công, mặc dù Jaguar có rất nhiều lợi thế.

Jaguar i pace side view
Jaguar i pace khung gam
Jaguar i pace top view

Wang Suresh (India): Sau 10 năm cầm lái Skoda Laura để đi kiếm cơm, tui cũng gom đủ lúa. Hai chiếc xe trong đầu là Range Rover Velar và Porsche Macan. Khi test drive, phát hiện Velar là mẫu xe dành cho người ngồi ở hàng ghế sau, trong khi Macan, theo nhận xét của vợ (nội trợ 35 tuổi) không hợp với con đường thôn quê mà tuần nào chúng tôi cũng đi đi về về.

Một bạn sales uy tín bên Tata đề xuất xe điện I-Pace, và tui cực kỳ ưng sau 2 năm cầm lái. Jaguar I-Pace là chiếc xe thực sự không ăn ảnh, bên ngoài đẹp hơn rất nhiều. Sang nội thất, chất nội công, hệ thống treo khí nén chạy đường dài “êm như điện”. Từ Mumbai, Delhi đến Bangalore hay Thrissur, bạn rất hiếm khi bắt gặp Jaguar trên đường. Nhưng nếu có bắt gặp, bạn cũng đừng dí theo, không kịp đâu.

Tuổi nào cho Jaguar tại thị trường sôi động như Việt Nam?

Thị trường xe sang Việt Nam như bàn tiệc hoàng gia, nơi thượng khách đã quá quen thuộc với những món ăn chính thống. Phổ thông có Audi, BMW. Sang mịn có Mercedes, khi logo ngôi sao ba cánh “đã bay” khỏi nắp capo, trở thành huy hiệu không chính thức của tầng lớp thượng lưu đô thị. 

Cho những ai tìm kiếm tốc độ thuần túy, Porsche hiện diện như lựa chọn không thể thay thế. Từ chiếc 911 biểu tượng đến Taycan điện tử hóa, từ Cayenne đa năng đến Panamera lịch lãm – Porsche đã biến “thực dụng thể thao” từ khẩu hiệu quảng cáo thành khẩu ngữ đời sống.

Trên tầng tháp cao nhất, ngồi trong Range Rover lướt đi trên những con đường đô thị Việt Nam là cảm giác được nâng cao – không theo nghĩa đen của chiều cao khung gầm, mà quyền lực tách biệt khỏi những xô bồ thường nhật.

Vậy Jaguar – “con báo” nước Anh – sẽ chọn cho mình bến đỗ nào trong sân khấu đã quá chật?

Mời đọc thêm

Thong thả lướt nhanh