Gia đình Q của Audi đã phát triển thành một trong những dòng xe crossover và SUV thành công nhất thị trường. Q7 mẫu SUV đầu tiên của Audi, ra mắt năm 2006 mở đường cho đại gia đình. Tiếp theo Q5 (2009), Q3 (2011), và Q2 (2016). Sau đó, dòng xe thuần điện e-tron và các phiên bản Q4 e-tron (2021), Q5 e-tron (2022), Q6 (2022), và gần đây nhất Q6 e-tron (2024) đã liên tục mở rộng gia đình Q.
Audi Q7 (thời điểm lên bài) trang bị động cơ tăng áp 2.0L, công suất 250 mã lực, mô-men xoắn 370 Nm. Mặc dù khác xa về hiệu suất so với phiên bản V6 mạnh như súng trước đó, động cơ này vẫn đảm bảo khả năng vận hành đúng chất Audi. Hà Đạt Audi mời bạn dạo một vòng xem mắt Q7 & Q8, không mua vẫn vui vẻ.
Audi Q7 Basic, cấu hình 7 chỗ: 3 tỷ++
- Kích thước 5.072 x 1.970 x 1.734 mm
- Động cơ turbo 2.0, công suất 250 mã lực
- Hộp số tự động 8 cấp Tiptronic, 370 Nm
- Dẫn động 4 bánh toàn thời gian Quattro
- Đèn pha LED Matrix chiếu sáng linh hoạt
- (Không có hệ thống treo khí nén cao cấp)
Quá trình “hạ máy” Audi Q7 từ V6 xuống 2.0 turbo
Khi ra mắt lần đầu vào năm 2006, Audi ngay lập tức bật tuyên ngôn về sức mạnh không thỏa hiệp cho Q7. Thời kỳ phong độ đỉnh cao của tuyên ngôn này là phiên bản Q7 gắn cục máy V12, chiếc SUV duy nhất trên thế giới trang bị động cơ diesel V12, công suất 493 mã, mô-men xoắn siêu khủng khiếp 1.000 Nm. Thời điểm đó, Audi muốn khẳng định sức mạnh bằng những con số.
Nhưng con người có lựa chọn khác. Khủng hoảng nhiên liệu, quy định khí thải, xu hướng tiêu dùng đòi hỏi các nhà sản xuất phải điều chỉnh chiến lược. Từ đó, tham vọng Audi đã lùi lại đôi chút từ đỉnh cao lịch sử. Thương hiệu từng bước rút khỏi các cuộc đua phô diễn sức mạnh của những con số. Các mẫu sedan động cơ V6, V8 hay V12 đã trở thành một loài đang bị đe dọa. Điều này phần nào lý giải cho hiện tượng Audi A7 gắn cục máy V6 siêu mạnh có doanh số khá yếu tại nhiều thị trường.

Thay vì phô trương sức mạnh, Audi chuyển hướng đến hiệu quả vận hành, xây dựng tính cách. Đến phiên bản đời 2017-2019, Audi Q7 đã trải qua cuộc đại tu, không còn động cơ V6. Phiên bản base trang bị động cơ bốn xi-lanh tăng áp 2.0L, công suất 250 mã lực. Một lựa chọn động cơ khác (hiện không dành cho thị trường Việt Nam) là V6 3.0L siêu nạp. Mẫu này nếu nhập về, chủ xe đóng thuế mệt xỉu. Nếu muốn trải nghiệm siêu sedan tốc độ phi mã, mũi tên bay Audi RS e-tron biết đâu sẽ bắn trúng tim bạn.
Quyết định trang bị động cơ 2.0 tăng áp trên Q7 minh chứng cho triết lý mới: “Downsizing” – giảm kích thước động cơ nhưng tăng hiệu suất nhờ công nghệ turbo, đồng thời chia sẻ cục máy 2.0 cho một nửa dòng xe Audi từ A đến Q.
Nhiều người hoài nghi động cơ 2.0 nhỏ xíu khó có thể gánh chiếc SUV 7 chỗ to xác như Audi Q7. Nhưng đáng ngạc nhiên, trong các bài kiểm tra nội bộ, Audi Q7 đã gây bất ngờ với cảm giác nhanh nhẹn, đạp thoải mái trong hầu hết các tình huống hàng ngày.
Quyết định “hạ máy” của Audi – chuyển từ động cơ V6 sang động cơ 4 xi-lanh 2.0 turbo đánh dấu bước ngoặt trong triết lý thiết kế xe. Thay vì theo đuổi sức mạnh của dung tích lớn, Audi tìm kiếm sự cân bằng tinh tế giữa hiệu suất, hiệu quả và trải nghiệm lái. Rất hoan nghênh.
Hai đối thủ đồng hương nhận xét thẳng thắn về Audi Q7
Hans Müller, Trưởng bộ phận Kỹ thuật Động cơ của Mercedes-Benz, ngả người trên ghế Audi Q7, ánh mắt lướt qua bảng điều khiển với sự tôn trọng không che giấu. “Đối với chúng tôi, Audi Q7 là bài học về lòng dũng cảm trong thiết kế kỹ thuật,” giọng ông trầm ấm chiêm nghiệm. “Cuộc cách mạng ‘downsizing’ với động cơ 2.0 TFSI không chỉ câu chuyện về giảm dung tích xy-lanh – mà qua đó, gia tăng trải nghiệm thương hiệu động cơ Audi hơn nữa”.
Müller nhấn mạnh cách Audi chuyển đổi từ V8 và V6 sang động cơ nhỏ gọn. “Họ hiểu điều mà nhiều nhà sản xuất vẫn còn ngần ngại: không phải số lượng xy-lanh quyết định linh hồn chiếc xe, mà cách bạn thiết kế chúng hoạt động cùng nhau. Những gì Q7 làm được với động cơ 2.0 turbo cho thấy kỹ thuật hoàn hảo. Number one!”.
“Ở Mercedes, chúng tôi rất tự hào về GLE 450 – một xuất phẩm được rất nhiều người Việt yêu thích. Nhưng phải thừa nhận, cách Audi tinh chỉnh động cơ 2.0 TFSI để vận hành chiếc Q7 nặng gần 2,5 tấn cực kỳ thư thái khiến tôi ngả mũ kính phục”.
Tại góc khác thuộc khu vực test drive, Wolfgang Schmidt – Giám đốc Phát triển Sản phẩm của Volkswagen đang cẩn thận check khoang động cơ Q7. Chiếc kính gọng đen trượt nhẹ xuống sống mũi khi ông nghiêng người gần hơn để chiêm ngưỡng bố cục hoàn hảo dưới nắp capo.
“Chúng tôi và Audi chia sẻ cùng một nền tảng cho Touareg và Q7,” ông bắt đầu, giọng nói mang theo sự thán phục. “Nhưng điều Q7 đã làm với nền tảng này giống như cách một nhạc sĩ phối lại bài hát cũ theo cách không ai ngờ”.
Schmidt đặc biệt ấn tượng với chiến lược chuyển đổi của Audi Q7 từ động cơ V6 sang 2.0 turbo: “Đó là quyết định táo bạo, chỉ những kỹ sư Đức thành thạo, thực sự tin vào khả năng của mình mới đủ dũng khí thực hiện. Họ không thay thế động cơ này bằng động cơ khác – họ xây lại toàn bộ đặc tính vận hành của chiếc xe.”
Khi được hỏi điều gì ấn tượng nhất trên Q7, Schmidt mỉm cười: “Không có hệ thống treo khí nén cao cấp như Volkswagen Touareg, nhưng Audi Q7 di chuyển với sự thanh lịch của một chiếc sedan Đức hạng sang. Không gợn sóng, không tiếng động. Đây là giá trị kinh nghiệm 100 năm Audi được lồng ghép khéo léo vào từng chi tiết thiết kế. Audi Q7 mà lắp thêm treo khí nén, Touareg còn lâu mới rời bánh khỏi showroom”.