Trên võ đài ô tô Việt, có những trận đấu kéo dài hàng thập kỷ, nơi hai đối thủ thay nhau tung ra những cú đấm khuyến mãi quyết liệt nhằm hạ gục khách hàng. Trong phân khúc sedan hạng B, cuộc song đấu giữa Toyota Vios và Honda City dù kéo dài hơn 10 năm nhưng không quá mãnh liệt, trước sự cổ vũ nhiệt tình của Hyundai Accent.
Vios lăn bánh trước City 10 năm
Phân khúc xe cỡ nhỏ, giá phổ thông, từ thập niên 1990 đến năm 2000 chứng kiến sự đổ bộ của các mẫu xe Hàn: Kia Pride, Daewoo Matiz, Daewoo Lanos quen thuộc với nhiều người Việt. Mercedes E240 tiền tỷ thời đó lăn bánh trên đường cũng hiếm như Bentley thời nay.
Năm 2003, thị trường ô tô Việt Nam vẫn còn non trẻ, một chiếc xe hơi phổ thông ngoài là phương tiện di chuyển còn là biểu tượng địa vị xã hội chút đỉnh. Toyota Vios thế hệ đầu tiên xuất hiện như lời tuyên bố: “Chúng tôi, Toyota Nhật Bản mang đến chiếc xe đô thị đáng tin cậy cho tầng lớp trung lưu Việt Nam đây”. Khách hàng nghe thấy tiếng rao bình thường, trong khi những người đang bán Lanos thấy tiếng lòng đang réo.
Không lâu sau, Vios hất Lanos ra khỏi cuộc chiến; Hyundai ngay lập tức đưa Accent điền vào chỗ trống. Accent vào Việt Nam khi Vios đã là một thế lực. Phong cách trẻ trung, nhiều tiện nghi, tuy nhiên cạnh tranh sòng phẳng với Vios vẫn là bài toán Accent chưa thể tìm ra lời giải. Mời xem clip Tipcar đánh giá Toyota Vios.
Năm 2013, Honda nhập cuộc thị trường ô tô Việt vì nhận thấy phong thuỷ đã đẹp. City là một trong những mẫu xe có độ tin cậy cao nhất của Honda, bên cạnh Civic và Accord. Trước khi tới Việt Nam, Honda City là đối thủ lớn nhất của Toyota Vios trên toàn Đông Nam Á, thị trường chủ lực của những mẫu xe tầm trung.
Tổng giám đốc Honda Việt Nam khi đó phát biểu: “Sedan tầm trung nào cũng giống nhau, nhưng không chiếc nào có chức năng tích hợp chuyển số trên vô-lăng giống City”. Khác triết lý thực dụng của Vios, người mới đến City tập trung vào tính thể thao, trải nghiệm lái, và vóc dáng năng động. Định giá City thấp hơn đối thủ trực tiếp Vios đôi chục triệu (điều Honda hiếm bao giờ thực hiện) cho thấy Honda quyết tâm giành thị phần rất lớn từ nhóm khách hàng mua xe lần đầu.
Những năm đầu, Vios chiếm ưu thế nhờ mạng lưới đại lý rộng khắp, chính sách bảo hành, bảo dưỡng minh bạch. City, mặc dù sở hữu công nghệ VTEC tiên tiến, không gian nội thất rộng hơn đáng kể, vẫn chưa thể đánh bật sức mạnh thương hiệu Toyota. Giống cuộc chiến giữa Camry và Mondeo cách đây hai mươi năm, yếu tố quyết định không nằm trên thông số kỹ thuật mà là niềm tin thương hiệu.
Một nhân viên kinh doanh xe Toyota ở Tp.HCM thời điểm đó chia sẻ: “Khách hàng không hỏi Vios có những gì, họ chỉ hỏi Vios màu nào còn hàng, khi nào có xe.”
Thông số, giá bán Vios & City
Không quá bất ngờ trước sự điểm danh của Honda City, Toyota Vios thế hệ thứ ba ra mắt năm 2014, khởi đầu cho chuỗi thành công kéo dài gần một thập kỷ tiếp theo. Vios bỏ hộp số tự động 4 cấp, chuyển sang hộp số vô cấp CVT đảm bảo yếu tố mượt mà khi vận hành từ tốn trong đô thị. Giai đoạn này, khách hàng mục tiêu của Vios mở rộng sang nhóm cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh taxi. Vios nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường taxi, lăn bánh khắp hang cùng ngõ hẻm.
Toyota Vios bản thấp nhất: 458 triệu
Toyota Vios bản cao nhất: 545 triệu
- Kích thước 4.425 x 1.730 x 1.475 mm
- Chiều dài cơ sở 2.550 mm, 5 chỗ ngồi
- Động cơ 1.5L, hộp số vô cấp CVT
- Tay lái trợ lực điện, ghế lái chỉnh tay
- Gói công nghệ an toàn TSS cơ bản
Nếu Vios mang đến 3 phiên bản (gần như giống nhau chứ không khác gì bên ngoài) City cũng giới thiệu 3 phiên bản, trong đó RS, ngoài huy hiệu RS đỏ chót đính trên lưới tản nhiệt, có chút khác biệt nho nhỏ về ánh sáng: toàn bộ đều là LED từ đèn chiếu sáng đến đèn sương mù. Phải chi, đổi đèn LED lấy hai tiếng turbo thì mạnh biết mấy. Mời xem GearUp đánh giá Honda City bản thể thao RS.
Honda City bản thấp nhất: 499 triệu
Honda City bản thể thao RS: 569 triệu
- Kích thước 4.589 x 1.748 x 1.467 mm
- Chiều dài cơ sở: 2.600 mm, 5 chỗ ngồi
- Động cơ 1.5L, 119 mã, hộp số CVT
- Lẫy chuyển số tích hợp trên vô lăng
- Gói công nghệ an toàn Honda Sensing
Như Camry và Mondeo đã viết nên câu chuyện trong phân khúc sedan hạng D trước đây, Vios và City đang từng ngày định hình thị trường sedan hạng B. Nhưng chính Hyundai Accent mới là nhân vật định lại tất cả, khiến Vios lẫn City đều phải hạ giá bán, nếu muốn tiếp tục hoà mình vào cuộc chiến sedan. Dựa vào đâu Accent Hàn Quốc dám lật mặt hai anh Nhật Bản?
– Thiết kế: có thể nói đẹp nhất phân khúc.
– Nội thất: Vios 8, City 9, Accent 10 điểm.
– Công nghệ: Trang bị cảm biến áp suất lốp.
Hyundai Accent bản thấp nhất: 439 triệu
Hyundai Accent bản cao nhất: 569 triệu
- Kích thước 4.535 x 1.765 x 1.485 mm
- Chiều dài cơ sở: 2.600 mm, 5 chỗ ngồi
- Động cơ 1.5L, 115 mã, hộp số CVT
- Đèn trước, sau kéo dài hết chiều ngang
- Gói công nghệ Hyundai Smartsense
Giá trị của cảm biến áp suất lốp
Tương tự nhiều khía cạnh cuộc sống, trạng thái “quá” về bất kỳ chiều hướng nào cũng mang đến hệ quả đáng sợ.
Lốp xe quá mềm tạo ra diện tích tiếp xúc mặt đường lớn hơn bình thường.
– Ma sát tăng cao dẫn đến nhiệt độ lốp xe leo thang, khiến cao su mất đi độ đàn hồi tự nhiên
– Thành lốp chịu áp lực quá mức, gây nên hiện tượng biến dạng và suy yếu cấu trúc bên trong
– Khả năng phản ứng của xe trở nên chậm chạp, đặc biệt trong các tình huống chuyển hướng
– Tiêu hao nhiên liệu tăng đáng kể do lực cản lớn hơn, lốp mềm không đồng nghĩa êm hơn
Một chiếc lốp quá mềm như người thiếu cái cứng cần thiết – không đủ áp lực để đạt đến hình dáng lý tưởng, không đủ độ bền để chịu đựng những thử thách thời gian.
Ngược lại, lốp xe quá căng mang đến một loạt vấn đề bất thường khác.
– Diện tích tiếp xúc mặt đường thu hẹp, làm giảm đáng kể độ bám đường của toàn bộ bánh xe
– Khả năng hấp thụ xung lực từ mặt đường suy giảm, khiến hệ thống treo làm việc quá sức
– Lốp dễ bị dính đinh trước vật sắc nhọn, khi chạy qua ổ gà, dao động khủng khiếp hơn
– Phần giữa của lốp mòn nhanh hơn, gây nên tình trạng mòn không đều và rút ngắn tuổi thọ
Một chiếc lốp quá căng giống người cứng lâu quá đáng – thiếu linh hoạt, khó thích ứng với những biến động bất ngờ, và luôn tiềm ẩn nguy cơ “vỡ” khi gặp áp lực dồn dập quá lớn.
Trong cuộc sống, sự cân bằng giữa mềm dẻo và căng cứng là chìa khóa đa năng để đi chặng đường dài, vượt qua nhiều địa hình khó khăn vẫn duy trì phong độ ổn định bền bỉ. Quá mềm, hay quá cứng đều không phải đáp án – trước câu hỏi: Anh trụ được, ở cột B, bao lâu?