Dọn cỏ xe sang. Dọn sang xe cỏ. Ford

Ford Thumbnail

Ford ông tổ mọi thời đại của ngành ô tô Mỹ và thế giới, phổ biến ở Việt Nam cả 3 dòng xe: Sedan có Ford Focus (hiện không còn bán), SUV có Everest, bán tải có Ford Ranger. Trong mỗi dòng xe, doanh số của Ford chưa bao giờ đứng chót. Nhưng Ford còn làm cả xe đua, sau ý định mua Ferrari bất thành vào năm 1963.

Ford Ranger: Bán tải được tái bản

Cột mốc đáng nhớ đầu tiên tháng 06/2001, Ford Ranger ra mắt 2 phiên bản lắp ráp trong nước. Máy dầu. Dẫn động hai cầu. Hết sức cơ bản. Ranger khi đó là lựa chọn của các doanh nghiệp xây dựng và nông trường. Mười năm sau, Ford Ranger cải tiến nhẹ về thiết kế, từng bước tạo dựng khái niệm “chơi bán tải” trong các hội nhóm. Ford không muốn Ranger bị định hình trong lao động sản xuất, mà phục vụ gia đình hàng ngày, kể cả những chuyến đi dã ngoại gần xa. Đến năm 2016, Ford từ bỏ các dòng xe nhỏ, tập trung hoàn toàn vào SUV và bán tải trên quy mô toàn cầu. Bước ngoặt của xe bán tải bắt đầu…

Phiên bản mới nhất 2023 của Ford Ranger có thể nói là phiên bản thể hiện trọn vẹn tinh thần chuyển đổi từ một chiếc bán tải chuyên chở sang công năng du lịch. Mọi tính năng và tiện nghi trên xe du lịch đều xuất hiện ở Ford Ranger, không thiếu một thứ gì, trong một diện mạo bề thế hơn hẳn. Một mình Ranger Mỹ chiếm hơn 60% thị phần bán tải trước 5 đối thủ Nhật. Không một dòng xe nào làm được điều này, trước đây và bây giờ. CLB Ford Ranger hoạt động sôi nổi khắp cả nước. Ngự trị vững chắc ở phân khúc bán tải không đối thủ trong hơn 20 năm tại Việt Nam, bán tải Ford Ranger sẽ còn tiếp tục tái bản thêm nhiều kỳ tích ngoạn mục hơn nữa.

Steven (Mỹ): Một bản nâng cấp đẹp mặt so với đời trước. 2 thứ chưa ưng: bánh xe nhỏ và thiếu hệ thống làm mát hàng ghế trước.

Chatchai (Thái Lan): Nhà tôi 2 đời chạy bán tải. Ông già lái con D-Max lâu lắm rồi. Thấy Ford Ranger ra, tôi lụm luôn, khỏi nghĩ.

Halim (Malaysia): Chưa từng có ý định sẽ mua bán tải, nhưng khi đến showroom, leo lên Ford Ranger, tôi lập tức bán con sedan.

Ford GT: Con xe trăm tỷ của người Mỹ

Năm 1963, Ford ngỏ lời muốn mua Ferrari, lúc đó đang trên đỉnh vinh quang của mọi đường đua. Deal gần như chốt xong, nhưng Enzo Ferrari lật kèo vào phút chót (và thế giới có một Ferrari như Ferrari đã từng cho đến tận ngày nay). Thay vì ngồi chờ câu trả lời từ người khác, Ford tự đi tìm câu trả lời cho riêng mình. Mọi kỹ sư và nhà thiết kế của Ford được triệu tập, nhưng chưa đủ, vì họ không có kinh nghiệm làm xe đua. Ford bay sang London, lập cơ sở nghiên cứu gần sân bay Heathrow cùng các đối tác người Anh: Eric Broadley, nhà sáng lập hãng xe đua Lola Cars thiết kế khung sườn. John Wyer, một tay đua từng chiến thắng Le Mans 1959 chịu trách nhiệm khâu chế tạo và phụ trách đội đua. Giải đua Le Mans năm 1964, Ford thua, Ferrari thắng (lần thứ 5 liên tiếp).

Ford GT

Ford nhận ra xe Mỹ phải Made In USA, lập tức chuyển cơ sở nghiên cứu về tổng hành dinh California. Tại giải đua 24 Hours of Le Mans năm 1966, phép màu xuất hiện: 2 chiếc Ford GT mang số báo danh 1 & 2 cùng về đích đầu tiên, như có sự sắp đặt của số mệnh. Người ta vẫn không ngừng hỏi: Chuyện gì đã xảy ra tại vạch đích? Ở tốc độ trên 200km/h, mắt thường không thể phân biệt được khoảng cách vài mét. Trong một góc chụp khác, chiếc Ford GT số 2 về đích đầu tiên. Chiến thắng của GT mang ý nghĩa 2 trong 1: sự trả thù quyết liệt của Ford dành cho Ferrari (người đàn ông dễ tự ái nhất hành tinh) và/ niềm kiêu hãnh của người Mỹ trong cuộc chiến tốc độ trên đường đua giữa 2 hãng xe Âu-Mỹ.

Trải qua hơn nửa thế kỷ kể từ khi xuất hiện, Ford GT đã nếm trải mọi cung bậc cảm xúc trên đường đua, đường phố, và đường tình. Thắng không kiêu. Bại không nản. Phải chăng, đời người đàn ông chỉ cần một lần như Ford GT!

Lời kết

Với năng lực và kinh nghiệm của một nhà sản xuất ô tô flagship như Ford, bất kỳ mẫu xe nào được bán ra dù là xe cỏ, đều có mỏ có sừng. Hãy yên tâm mà lái. Vì cuộc đời của mỗi chúng ta, đâu nhất thiết phải chốt chặt trong một con xe duy nhất. Có Joy mới Ride. Có Ride mới Joy.

Mời đọc thêm

Thong thả lướt nhanh