Top 3 chiếc 7 chỗ gia đình trong bùng binh 600 triệu

Top 3 chiec 600 ttrieu

Với ngân sách 600 triệu, nhu cầu 7 chỗ gầm trung, phục vụ gia đình, Suzuki XL7, Honda BR-V và Kia Carens là ba gương mặt sáng bừng. Khi mua một chiếc xe, chúng tôi gợi ý điều đầu tiên bạn nên khoanh vùng ngân sách, tiếp theo mới chọn mẫu xe, và cuối cùng là hãng xe.

Nếu chọn hãng xe trước, bạn dễ rơi vào bẫy “ráng thêm chút nữa” khi bước vào showroom. Đứng trước lời đường mật của các bạn sales, và bạn thấy cũng hoàn toàn hợp lý, biết đâu từ ngân sách 600 triệu ban đầu, bỗng nhảy vọt lên 900 khi bạn lưu luyến Custin và Innova.

Suzuki XL7: 607.900.000 VNĐ

Khi XL7 lướt trên cao tốc, người lái chỉ cần một động tác nhẹ nhàng kích hoạt nút Cruise Control trên vô lăng, như thể đang gọi tên một người bạn cũ. Trong khoảnh khắc ấy, bộ não điện tử XL7 tiếp nhận thông điệp và bắt đầu cuộc đối thoại với từng chi tiết của chiếc xe.

Đầu tiên, hệ thống ghi nhận vận tốc hiện tại, sau đó, ECU (Đơn vị điều khiển động cơ) sẽ tính toán lượng nhiên liệu cần thiết để duy trì vận tốc mong muốn. Cảm biến vận tốc bánh xe liên tục gửi tín hiệu về trung tâm. Đi, đi xem Suzuki XL7.

Khi XL7 gặp một đoạn đường dốc, Cruise Control tự động tăng công suất động cơ. Ngược lại, khi xuống dốc, hệ thống giảm lượng nhiên liệu cung cấp, giúp tiết kiệm nhiên liệu. Đặc biệt, trên những đoạn cao tốc dài và thẳng, Cruise Control cho phép người lái tận hưởng cảm giác thư thái: đôi chân được giải phóng khỏi chân ga, nhưng tâm trí vẫn tỉnh táo với mọi diễn biến của con đường.

Khi cần vượt Porsche Cayenne, một cú nhấn nhẹ chân ga sẽ tạm thời vô hiệu hóa hệ thống, cho phép XL7 tăng tốc bám theo bằng sức mạnh ý chí của người lái. Khi nhả chân ga, XL7 lại nhẹ nhàng quay về vận tốc đã cài đặt trước đó. Rất thông minh và hữu dụng.

Honda BR-V: 629.000.000 VNĐ

Khi BR-V tiếp cận một khúc cua với vận tốc trên 60km/h, hệ thống cân bằng điện tử VSA lập tức trở mình. Trước khi bánh xe chạm vào khúc cua, cảm biến góc lái ghi nhận hướng vô lăng, cảm biến góc quay đo lường tốc độ quay của thân xe, cảm biến gia tốc ngang theo dõi lực ly tâm tác động lên xe. Tất cả những thông tin này được gửi về bộ xử lý trung tâm với tốc độ của ánh sáng.

Khi BR-V bước vào tâm cua, VSA nhận ra có sự chênh lệch giữa hướng lái mong muốn của người lái (thông qua góc vô lăng) và hướng di chuyển thực tế của xe (thông qua cảm biến góc quay). Trong tích tắc, VSA nhận biết xe đang có xu hướng thiếu lái.

Ngay lúc đó, VSA thực hiện ba động tác cùng lúc: giảm nhẹ công suất động cơ bằng cách điều chỉnh bướm ga điện tử, kích hoạt phanh chọn lọc – trong trường hợp này là bánh sau bên trong khúc cua, tạo ra mô-men quay giúp đầu xe “quét” vào cua mượt hơn. Đồng thời, VSA điều chỉnh phân phối lực phanh điện tử EBD, đảm bảo mỗi bánh xe nhận được lực phanh phù hợp nhất với tình huống. 

Kết quả: BR-V vẫn ôm cua an toàn ở vận tốc 60km/h. Trong trường hợp lái mới không thể làm chủ con đường, không thể tránh khỏi va chạm, hệ thống phanh giảm thiểu va chạm sẽ tự động phanh. Đây mới chỉ là một, trong một lô công nghệ Honda Sensing.

Kia Carens: 636.000.00 VNĐ

Hệ thống cảnh báo áp suất lốp TPMS (Tire Pressure Monitoring System) trên Kia Carens sử dụng công nghệ cảm biến trực tiếp, bao gồm bốn cảm biến nhỏ gắn vào van lốp của mỗi bánh xe. Mỗi cảm biến này như một người lính canh, liên tục đo lường áp suất không khí bên trong lốp và nhiệt độ của chúng. Những thông tin này được truyền về bộ thu tín hiệu trung tâm thông qua sóng radio tần số thấp, sau đó hiển thị trên màn hình trung tâm của xe.

Giá trị an toàn của TPMS nằm ở khả năng cảnh báo sớm những vấn đề tiềm ẩn mắt thường không thể nhìn thấy. Khi áp suất lốp giảm xuống dưới ngưỡng an toàn (thường là khoảng 25-30% so với áp suất tiêu chuẩn), TPMS sẽ kích hoạt đèn cảnh báo trên bảng taplo.

Kia carens view 01
Kia carens view 02

Lốp xe thiếu hơi

Khi áp suất lốp giảm xuống dưới ngưỡng tiêu chuẩn, dẫn đến hai hệ quả nghiêm trọng: Thứ nhất, ma sát giữa lốp và mặt đường tăng lên, khiến nhiệt độ lốp dâng cao như một cơn sốt. Trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài, cao su và các thành phần của lốp dần mất đi tính đàn hồi, dẫn đến nguy cơ nổ lốp.

Thứ hai, hình dạng lốp bị biến dạng, diện tích tiếp xúc với mặt đường không còn đều đặn. Điều này làm giảm đáng kể độ bám đường, tăng khoảng cách phanh, khiến xe khó kiểm soát hơn trong điều kiện đường trơn trượt. Mỗi km xe chạy với lốp thiếu hơi 20% sẽ làm giảm tuổi thọ của lốp xuống 40%, chưa kể mức tiêu hao nhiên liệu tăng lên đáng kể.

Lốp xe dư hơi 

Khi áp suất lốp vượt quá ngưỡng khuyến cáo, bề mặt tiếp xúc giữa lốp và mặt đường thu hẹp lại, tập trung vào phần giữa của lốp, như con người chúng ta đang cố gắng đứng trên đầu ngón chân. 

Hệ quả là độ bám đường giảm đáng kể, đặc biệt trong điều kiện đường mưa ướt hoặc trơn trượt. Lốp dư hơi truyền nhiều rung động hơn vào cabin, hành khách bên trong có thể cảm giác được nhịp điệu tưng tưng cho dù xe đang chạy trên đường bằng phẳng. Lốp dư hơi cũng dễ ăn đinh trên đường, vì bề mặt cao su căng quá mức, mỏng hơn và dễ bị xuyên thủng.

Đặc biệt nguy hiểm, lốp dư hơi làm tăng nguy cơ “nổ lốp” khi di chuyển ở tốc độ cao hoặc trong thời tiết mùa hè nóng bỏng. Áp suất bên trong lốp tiếp tục tăng lên theo nhiệt độ, và khi vượt quá giới hạn chịu đựng của lốp, một vụ nổ bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Mời đọc thêm

Thong thả lướt nhanh