Thị trường ô tô Việt đang chứng kiến một hiện tượng thú vị: ranh giới giữa các phân khúc đang dần được thu hẹp; xe bán tải vượt khỏi giá trị cơ bản của công cụ mưu sinh, Crossover Nhật không nhất thiết phải đắt đỏ; và một chiếc CUV Trung Quốc hoàn toàn có thể đắp lên công nghệ ngang ngửa xe sang.
Ford Ranger 4×4 MT – 670 triệu. Chiếc xe bán tải tái bản nhiều nhất Việt Nam
“Style never dies” – câu nói này chưa bao giờ đúng hơn khi nhìn vào Ford Ranger 4×4 MT. Ở mức 670 triệu đồng, Ranger số sàn không chỉ là một chiếc bán tải – nó là biểu tượng của phong cách sống. Từ một mẫu xe đơn giản gắn thêm thùng phía sau để chuyên chở mưu sinh, Ranger được cộng đồng yêu thích Ranger đẩy đến kịch trần phong cách. Từ quán cà phê Sài Gòn đến resort ven biển Đà Nẵng, hình ảnh Ranger với body kit thể thao, lên bộ decal cá nhân hoá đang định nghĩa lại văn hóa bán tải Việt Nam.
Khả năng chở 800kg không chỉ phục vụ cho đi cày, Ranger rất ngoan ngoãn đa năng cho những chuyến đi xa xa thành phố với đầy đủ “đồ chơi”: từ xe đạp xếp gọn cho bọn nhóc đến mùng mền chăn gối. Thùng sau trên Ranger đôi khi trở thành “phòng thay đồ di động” cho những chuyến phượt cuối tuần, là “góc camping” cho những đêm dã ngoại dưới bầu trời sao. Đứng vững trong đội hình ngũ tướng nhà Ford, Ranger luôn biết cách làm mới mình qua từng phiên bản nâng cấp.
Mitsubishi Xforce – 700 triệu. Chất lượng danh dự từ Mitsubishi Nhật Bản
Là hậu duệ của dòng họ “Three Diamonds” danh tiếng, Xforce mang trong mình DNA của huyền thoại Pajero Sport, tiếp bước thành công của Xpander những năm trước đó. Ở mức giá 700 triệu đồng, ngoài kiểu dáng thu hút, Xforce đang truyền tải một câu chuyện khác về xe Nhật: không cần phải chi cả tỷ để sở hữu chất lượng “Made in Japan”.
Ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield trên Xforce không chỉ là một đặc điểm thẩm mỹ – đó còn là cách Mitsubishi thể hiện vẻ đẹp công năng. Khoảng sáng gầm 222mm được thiết kế cho mùa mưa, không nhằm mục đích chạy đua “xxx phân khúc”. Nội thất ghế bọc da hai tông màu, vải melange trang trí, các chi tiết ốp kim loại phản ánh đúng tinh thần “Omotenashi” – nghệ thuật tiếp đón của người Nhật.
Omoda C5 Flagship – 670 triệu. Công nghệ Trung Hoa tiệm cận xe cao cấp
590 cho bản thấp, 670 triệu cho bản flagship, chúng ta có một chiếc crossover trang bị ngang ngửa xe premium – Omoda C5 đang phá vỡ định kiến về xe Trung Quốc. Phong cách thiết kế Art in Motion vô cùng bắt mắt, lưới tản nhiệt kim cương bám liền mạch vào dải đèn LED xuyên suốt tạo nên “gương mặt” Omoda C5 nổi bật trong đám đông. Chiếc sedan Trung Quốc đẹp nhất Việt Nam là MG5, có thể xếp C5 vào top 3 CUV đẹp nhất.
Khoang nội thất là nơi Omoda C5 thực sự tỏa sáng. Hàng ghế trước thiết kế và hoàn thiện tiêu chuẩn thể thao. Hai màn hình kép 10.25 inch cùng hệ thống đèn viền ambient light mang đến không gian công nghệ như trong phim khoa học viễn tưởng. Khung gầm thấp, cửa sổ trời, ghế chỉnh điện, ADAS đa năng, camera 360, 8 loa Sony, động cơ 1.5L turbo vô cùng cơ bản, nhưng rất giá trị cho các lái mới, muốn ngồi lên một chiếc xe đẹp ngay từ lần mua đầu tiên. Cảm giác này, sẽ không lặp lại nhiều lần trong đời.
Nhu cầu bất tận trong phân khúc gầm cao tại thị trường Việt Nam
Cách đây 20 năm, phân khúc đô thị gầm cao bắt đầu hiện hình tại Việt Nam với sự xuất hiện của Daihatsu Terios, Suzuki Vitara, Ford EcoSport. Thời nay, ba mẫu xe, ba câu chuyện khác nhau nhưng cùng một thông điệp: thị trường xe gầm cao Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới. Ford Ranger 4×4 MT chứng minh bán tải có thể vừa thực dụng vừa thời trang. Mitsubishi Xforce khẳng định chất Nhật không nhất thiết phải đắt đỏ. Omoda C5 cho thấy công nghệ cao cấp không còn là đặc quyền của xe sang.
Điều thú vị là cả ba mẫu xe đang định nghĩa lại khái niệm “tiền ít, thịt nhiều” theo cách riêng. Không phải cuộc đua về giá, không phải cuộc đua về option – mà cuộc đua về việc ai bắt trúng mạch của người Việt. Xe gầm cao không thể ngăn ước mơ của người thu nhập thấp.