Chào đón Geely Coolray trên bầu trời ô tô 500 triệu++

Danh gia Geely coolray

Geely Coolray mở đầu cho hành trình thể hiện tham vọng của gã khổng lồ châu Á đang vươn mình rực rỡ trên bản đồ ô tô toàn cầu, trong đó, quyết liệt điểm danh tại nước láng giềng Việt Nam cho thấy sức mua không còn quẩn quanh trong giếng làng. Hiện tại, 4 pháp sư Trung Hoa đều đã điểm danh Việt Nam.

Quá trình phát triển Geely Coolray

Geely Coolray là kết quả của quá trình phát triển dài hơi bắt nguồn từ sự thay đổi chiến lược của tập đoàn Geely. Sau khi mua Volvo năm 2010, Geely âm thầm hấp thụ DNA kỹ thuật Bắc Âu, từng bước chuyển mình từ nhà sản xuất ô tô giá rẻ thành thương hiệu tầm vóc toàn cầu. Coolray – hay còn gọi là Binyue tại thị trường Trung Quốc – ra mắt lần đầu vào năm 2018, đánh dấu thế hệ mới của những chiếc xe Geely hoàn toàn tự tin lăn bánh toàn cầu.

Quá trình phát triển Coolray đại diện cho quá trình hợp tác đa văn hóa. Geely tập hợp đội ngũ thiết kế và kỹ sư từ các trung tâm R&D trên khắp thế giới – từ Thụy Điển, Anh Quốc đến Trung Quốc. Peter Horbury (đã mất năm 2023) cựu giám đốc thiết kế Volvo, người đặt nền móng cho ngôn ngữ thiết kế mới của Geely, trong khi các kỹ sư từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển CEVT tại Gothenburg, Thụy Điển mang đến tính nghiêm túc của kỹ thuật châu Âu.

Tại Việt Nam, Geely Coolray nằm trong mâm SUV đô thị 5 chỗ gầm cao cạnh tranh sứt đầu mẻ trán, đang được cặp bài trùng Xpander và Xforce dẫn đầu.

  • Coolray Standard: 538.000.000 VNĐ
  • Coolray Premium: 578.000.000 VNĐ
  • Coolray Flagship: 628.000.000 VNĐ

Nền tảng khung gầm BMA linh hoạt

Trái tim kép Geely Coolray, ngoài động cơ xăng 1.5 tăng áp, nền tảng khung gầm BMA (B-segment Modular Architecture) minh chứng cho triết lý “không cần phát minh lại bánh xe” của Geely. Đây không đơn thuần là khung gầm; nó là thông điệp về cách Geely tiếp cận công nghiệp ô tô hiện đại: linh hoạt, đơn giản, tối ưu.

BMA được Geely phát triển độc lập dưới sự cố vấn của đội ngũ chuyên gia từ Volvo và CEVT (China Euro Vehicle Technology) thể hiện sự giao thoa giữa kỹ thuật Trung Quốc và châu Âu. Nền tảng BMA sở hữu những đặc điểm nổi bật:

Kiến trúc mô-đun nhỏ gọn, tính linh hoạt cao, cho phép Geely sản xuất các mẫu xe với nhiều biến thể kích thước và phong cách khác nhau như SUV, CUV, MPV trên cùng một nền tảng. Điều này giúp tối ưu chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm mới – chiến lược đã được tập đoàn Volkswagen với nền tảng MQB áp dụng thành công trên Teramont X, Skoda Kodiaq và hàng chục mẫu xe khác nhau. Về mặt kỹ thuật, BMA được thiết kế với 20% thép định hình nóng, 70% thép cường độ cao, giúp tăng cường độ cứng và giảm trọng lượng tổng thể.

Bma
Cma
Spa

Đặc biệt, nền tảng thông minh BMA thể hiện tầm nhìn dài hạn của Geely trong xu hướng điện hóa khi thiết kế sẵn các mô-đun chờ, dễ dàng tích hợp hệ thống truyền động hybrid và thuần điện trong tương lai, giúp Geely có thể linh hoạt điều chỉnh theo các quy định khắt khe về khí thải ngày càng tăng trên toàn cầu.

Các nền tảng khung gầm nổi bật trên thế giới:

  • Volkswagen: MQB
  • Volvo: SPA
  • Toyota: TNGA
  • Subaru: SGP
  • Suzuki: Heartech

Test drive Geely Coolray trên cao tốc

Ánh nắng sớm mai phản chiếu trên lớp sơn đỏ rực của Coolray khi lướt vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Nhấn sâu chân ga, tiếng gầm nhẹ vọng vào cabin khi vòng tua máy leo lên. Động cơ 1.5L tăng áp, 177 mã lực, mô-men xoắn 255Nm bắt đầu hò reo nhảy múa trước cung đường đất Việt.

Khi tăng tốc từ 80 lên 100km/h để chuyển làn, hộp số ly hợp kép 7 cấp DCT làm việc mẫn cán, thông minh. Không có độ trễ nào giữa các cú sang số, tất cả chuyển giao mượt mà như vận động viên chạy tiếp sức. Nhờ hệ thống hỗ trợ lái ADAS, Coolray như có thêm đôi mắt thứ hai, nhẹ nhàng điều chỉnh vô-lăng khi xe có xu hướng lệch khỏi làn đường. Kết thúc hành trình, tính năng lùi chuồng tự động Geely hào phóng trang bị trên Coolray cũng tạo nên một chút phấn khích bất ngờ 🙂

Coolray doxetudong

Có những khoảnh khắc, khi lướt qua cánh đồng lúa xanh trải dài hai bên cao tốc, tôi tự hỏi liệu đây có phải là khởi đầu của kỷ nguyên mới – nơi những chiếc ô tô Trung Quốc không còn là đối tượng của sự nghi ngại, mà dần trở thành niềm tự hào của người sở hữu? Hiện tại trong tầm giá 600 triệu, người Việt thông minh đang có nhiều lựa chọn phong phú trước khi bỏ vào giỏ hàng:

  • Xe Trung: Coolray, Omoda C5, BYD Atto3
  • Xe Hàn: Kia Seltos, Hyundai Creta
  • Xe Nhật: Xforce, Mazda CX-3

Giới thiệu tóm tắt thương hiệu Geely

Li Shufu thành lập Geely năm 1986, ban đầu sản xuất xe máy, linh kiện tủ lạnh, sau đó bước vào lĩnh vực ô tô năm 1997. Thương vụ lịch sử mua Volvo Thuỵ Điển từ Ford năm 2010 đã tạo nên bước nhảy ngoạn mục cho Geely về công nghệ thiết kế và nhận diện thương hiệu.

Kế tiếp mua Proton (Malay) và Lotus (Anh) giúp Geely mở rộng thị trường thần tốc. Mặc dù đặt trụ sở tại Trung Quốc, Geely hoạt động trên khắp thế giới thông qua các thương hiệu con. Như hầu hết nhiều hãng xe Trung Quốc mới nổi, Geely tập trung sức mạnh vào SUV và xe điện. Đặc biệt trong mảng xe điện, Geely không ngại bất cứ đối thủ nào khi nắm trong tay rất nhiều thương hiệu và công nghệ chiến lược.

Một số thương hiệu Geely sở hữu, có cổ phần:

  • Volvo: Geely mua Volvo năm 2010. Đây là thương vụ lớn nhất của một nhà sản xuất ô tô Trung Quốc khi đó.
  • Geely, Lynk & Co, Zeekr, Radar Auto xe bán tải điện, LEVC (London Electric Vehicle Company): Geely sở hữu.
  • Lotus: Geely sở hữu 51% cổ phần Lotus, thương hiệu siêu xe điện thể thao cổ điển Anh quốc từ năm 2017.
  • Aston Martin: Geely sở hữu 7,6% cổ phần Aston Martin, thương hiệu xe thể thao siêu sang Anh quốc.
  • Daimler AG (Mercedes-Benz): Geely sở hữu 9,69% cổ phần Daimler AG, công ty mẹ Mercedes-Benz.

Mời đọc thêm

Thong thả lướt nhanh