Hình ảnh phụ nữ ngồi (không phải nằm) sau vô lăng không còn là điều xa lạ trên đường phố. Từ những mẹ bỉm sữa nhẹ lướt trên VinFast VF3, cô vợ bám theo anh chồng trong các buổi offline Suzuki Jimny, đến businesswoman quyền lực điều khiển Mercedes G-Class uy nghi – mỗi người một phong cách. Điều đặc biệt cả 3 mẫu xe có form dáng tương đối giống nhau.
Lady drivers thời nay không còn bị đóng khung trong định kiến “lái chậm”, mà ngược lại, chính họ đang viết nên những câu chuyện đặc sắc trên cung đường đất Việt. Một bài khuyến khích đọc chậm, đôi chỗ cần bổ sung trí tưởng tượng.
Gặp gỡ chị Thu Hà, chủ xe VinFast VF3
Một buổi sáng cuối tuần, tôi có hẹn đi siêu thị Aeon với chị Thu Hà – giảng viên đại học 33 tuổi, cũng là một trong những khách hàng đầu tiên đặt cọc VinFast VF3. Nhìn chiếc xe màu vàng gọn gàng nhỏ xíu đậu bên cạnh Volkswagen Teramont X lực lưỡng, tôi chợt nghĩ ra chủ đề cho bài viết này.
“Chị mua VF3 có phải vì tình yêu đất nước?” – Tôi mở đầu câu chuyện.
Chị Hà tươi cười: “Thực ra em à, động lực ban đầu không phải vậy đâu. Nhà chị ở khu Cộng Hoà, quận Tân Bình, đi dạy ở Lý Thường Kiệt, quận 10, ngày nào cũng phải di chuyển qua những con đường đông đúc. Trước đó chị đi xe máy, cũng có kinh nghiệm hơn 10 năm hít khói bụi. Khi VF3 ra mắt, chị bị thu hút bởi kiểu dáng mới lạ, kích thước nhỏ gọn. Việc nó là xe Việt Nam chỉ là một điểm cộng thôi.”
“Chị có thể cho biết 1 điểm trừ, và 2 điểm cộng trên VF3 là gì?”
“City car đúng nghĩa em ạ!” – chị Hà hào hứng – “Chị vẫn sử dụng song song với xe máy, chủ yếu đi làm, đưa đón con, đi café, đi siêu thị cuối tuần. Về điểm trừ, nếu khuôn viên trong trường có lắp đặt trạm sạc siêu tốc thì quá ngon. Về 2 điểm cộng, đầu tiên phải kể đến kích thước ’em bé’ của nó. Luồn lách trên đường cực kỳ linh hoạt, lùi cập lề cũng dễ. Điểm cộng thứ hai là tần suất sạc. Nhà không quá xa chỗ làm, tầm 8km, mỗi tuần sạc một lần. Ngoài ra, anh chồng cũng cắm sạc chị mỗi tuần một lần, đủ năng lượng cho nhịp sống.”
Nhìn chị Hà âu yếm vuốt ve vô lăng VinFast VF3, tôi hiểu rằng với nhiều chị em văn phòng công sở, một chiếc xe vừa vặn bản thân sẽ cân được cuộc sống rất nhiều màu sắc.
Gặp gỡ chị Minh Phương, chủ xe Jimny
Ngồi trong sân vườn quán café Katinat quận 3, tôi dễ dàng nhìn thấy Suzuki Jimny màu xanh quân đội đang đậu bên kia đường, nổi bật giữa những chiếc crossover thông thường. Chủ nhân của nó, chị Minh Phương – một phụ nữ nội trợ kiêm nhiếp ảnh gia đường phố.
“Chị biết gì về dòng xe Suzuki Jimny rất đặc biệt này?”
Xoay ly cà phê, ánh mắt chị trở nên lấp lánh: “Jimny là huyền thoại mini trong làng xe off-road. Thế hệ đầu tiên ra mắt từ năm 1970, được mệnh danh là ‘Mini G-Class’ vì kiểu dáng kei car vuông vức, khả năng off-road đáng nể mà giá chỉ bằng 1/15. Ở Việt Nam mình, Jimny được nhập về theo dạng limited với số lượng rất ít, vì xe bán rất chậm. Xe của chị là một trong số đó.”
Chị dừng lại, đưa tay chỉ về phía chiếc xe bên kia đường: “Cái hay của Jimny là nó vẫn giữ nguyên bản chất từ thế hệ đầu – khung gầm rời (body-on-frame), hệ dẫn động 4 bánh ALLGRIP PRO, hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Em biết mà, đời người luôn có những con dốc. Một ngày nào đó, lỡ mình có sa chân đi xuống, Jimny giúp mình đề pa lại ngay điểm xuất phát. Đây là chiếc xe thuần off-road thực thụ. Có người gọi Jimny là món đồ chơi cho người lớn, chị nghĩ những người đó chưa từng trên tay một món đồ chơi người lớn đúng nghĩa.”
“Những đề xuất của chị giúp Jimny trở nên phổ biến hơn?”
Chị liếm môi ngụm cà phê: “Em biết không, ở Nam Phi và Ấn Độ, Jimny là một hiện tượng. Tại Nam Phi, họ bán cả phiên bản 3 cửa và 5 cửa, giá chỉ từ 500 triệu đồng. Người dân ở đó coi Jimny như một giải pháp di chuyển hoàn hảo cho cả địa hình thành thị và off-road sương sương. Còn ở Ấn Độ, Maruti Suzuki xây dựng được cả một cộng đồng Jimny lovers đông đảo nhờ chiến lược giá và nhiều options đa dạng.”
“Từ những case study này, chị nghĩ Suzuki Việt Nam nên áp dụng mô hình Nam Phi kết hợp Ấn Độ. tức là vừa nhập khẩu xe, vừa bán thêm options. Kèm theo đa dạng hóa phiên bản động cơ. Máy Jimny hiện tại đang là 1.5L, chị nghĩ chưa đủ đô trong những phút cầm lái ngẫu hứng. Chị chơi chung hội Jimny với mấy anh hơn nửa năm, cũng biết chút chút về xe. Quan trọng nhất vẫn là xây dựng cộng đồng người dùng mạnh mẽ như cách Ấn Độ làm – tổ chức off-road weekend, car meet thường xuyên. Việt Nam mình còn rất nhiều cung đường mở lối, bản làng hoang sơ. Đó là nơi Jimny cần lăn bánh đến. Có như vậy, văn hóa Jimny mới có thể bén rễ ở Việt Nam.”
Nhìn ánh mắt trìu mến của chị dành cho Jimny, tôi hiểu rằng đôi khi, việc sở hữu một chiếc xe không đơn thuần là chuyện di chuyển. Đó còn là câu chuyện về đam mê, về tình yêu kết nối, về cách ta chọn con đường đánh lái để mở rộng bán kính đời mình.
Gặp gỡ chị Linh Ruby, chủ xe Mercedes G63
Trong không gian sang trọng của một spa high-end tại quận 3, Sài Gòn, chị Thùy Linh – một doanh nhân trong lĩnh vực mỹ phẩm đang thư giãn với liệu trình dưỡng da. Chiếc G63 AMG đậu bên ngoài, thu hút ánh nhìn bởi dáng vẻ “boss car” đặc trưng.
“Chị Linh ngồi trong Mercedes G63, không sợ bị kỳ thị sao?”
Mở nhẹ đôi mắt với hàng mi cong vút được chăm sóc rất sâu, chị Linh cười: “Em biết không, trước đây chị cũng lo lắng. Nhưng rồi chị nhận ra một điều: Người ta không kỳ thị chiếc xe, họ chỉ kỳ thị thái độ của người lái. G63 mạnh như một ông hoàng, nhưng chị lái nhẹ nhàng như một công chúa. Ngày thường có tài xế, khi cần đi ngoại giao, tiếp khách đâu đó, chị mới trực tiếp cầm lái. Chị thầm nghĩ, phụ nữ lái xe tạo ra hình ảnh đẹp, chạm vào tim, ghim vào đầu. Em tưởng tượng đi: bàn tay ghì chặt vô lăng, bàn chân nhún nhịp dịu dàng, hơi thở khẽ run lên sau mỗi luồn lách…” Nghe chị kể chuyện lái xe, tôi bắt đầu liếm môi.
“Nếu được chọn chiếc khác ngoài Mercedes G63, chị muốn ngồi thử xe nào?”
“Hmm…” – chị Linh trầm ngâm trong lúc nhân viên spa thoa serum – “Chị đã từng nghĩ đến Porsche 911. Nó thể thao, mạnh hơn G63, nhưng chất man quá nét, không hợp tính cách, công việc của chị. Range Rover cũng là option xứng đáng, chị đã mua trước đó rồi, nhưng ít khi đi.”
Chị nhấp ngụm nước detox: “Nhưng em biết không, cuối cùng chị vẫn chọn G63 là chiếc xe cái để lái hàng ngày. Có người nói G63 là ‘biểu tượng của tiểu tam’, nhưng với chị, nó là biểu tượng của chị đại. Mỗi lần ngồi sau vô lăng là một lần chị tự nhắc nhở bản thân về hành trình khởi nghiệp gian nan ngày xưa. Nhan sắc có hạn, đàn ông có máu. Khi nhan sắc kết thúc, đó là lúc mình phải lựa chọn: trở thành chị đại của cuộc đời mình, hoặc tiếp tục khép nép nơi góc bếp.”
Cuộc trò chuyện tạm dừng khi liệu trình dưỡng da bước sang phần body massage. Nhìn chiếc Mercedes G63 AMG qua khung cửa kính, tôi cảm nhận được hành trình từng kilomet chị Linh đã cưỡi, đã lái, đã quyết định một lần đập tan định kiến, để sống trọn vẹn một đời về sau.